TIẾNG ANH NHƯ MỘT NGÔN NGỮ BỔ SUNG (ENGLISH AS AN ADDITIONAL LANGUAGE)
MÔ TẢ MÔN HỌC
Môn học được thiết kế cho những học sinh học Tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai. Thông qua các văn bản bằng tiếng Anh, học sinh phân tích mối quan hệ qua lại giữa tác giả, văn bản và người đọc, từ đó tập trung nhấn mạnh vào những đặc điểm ngôn ngữ và phong cách dụng ngôn trong từng phạm vi, bối cảnh khác nhau. Quan điểm về văn hóa, xã hội, kinh tế, lịch sử và chính trị được lồng ghép trong văn bản, thể hiện trải nghiệm vô cùng phong phú, đa dạng về thế giới quan. Học sinh khám phá mục đích của mỗi văn bản thông qua ngôn từ, phong cách hành văn của tác giả đối với từng quan điểm khác nhau. Việc đọc hiểu được ý nghĩa của mỗi văn bản này giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng, khả năng diễn giải, phân tích, từ đó tiến bộ hơn trong quá trình học tiếng Anh. Thông qua môn học, học sinh có cơ hội phản ánh giá trị của bản thân cũng như những người xung quanh bằng cách trao đổi khía cạnh thẩm mỹ và văn hóa đề cập trong bài đọc về thế giới trong quá khứ lẫn thế giới đương đại, về Australia nói riêng hay những nền văn hóa khác nói chung.
NĂNG LỰC
Môn học đem đến cho học sinh kỹ năng gắn kết kiến thức đang học trong và ngoài khóa học ở những ngữ cảnh khác nhau. Đây đều là những kiến thức và kĩ năng cần thiết hỗ trợ sự thành công sau này của mỗi con người.
SACE trang bị cho học sinh 7 năng lực sau:
- Ngôn ngữ
- Toán học
- Công nghệ truyền thông và thông tin
- Tư duy phản biện và sáng tạo
- Năng lực cá nhân và xã hội
- Nhận thức về đạo đức
- Hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau
Ngôn ngữ
Khả năng ngôn ngữ rất quan trọng và cần thiết trong sự phát triển của các kĩ năng thông dịch,giao tiếp. Trong môn học này, các kĩ năng đọc viết được phát triển thông qua quá trình thấu hiểu và sáng tạo, từ đó tạo nên những văn bản viết, nói, trực quan, đa phương thức sử dụng linh hoạt cho những mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, học sinh áp dụng, mở rộng,kĩ năng đọc viết và thực hành bằng cách tìm hiểu ý nghĩa trong các văn bản và bối cảnh. “Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung” phát triển tư duy về các khía cạnh văn hóa và xã hội học của ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ của kinh doanh và doanh nghiệp, các vấn đề xã hội và giao tiếp toàn cầu.
Toán học
Học sinh phát triển kĩ năng Toán học thông qua môn tiếng Anh trong quá trình luyện tập và ứng dụng các kĩ năng thông dịch và phân tích, so sánh và phản biện, tạo ra sự kết nối, đặt ra và chứng minh các giả thiết, đưa ra suy luận, và giải quyết vấn đề. Học sinh suy ra kết luận từ phân tích thông tin thống kê, dữ liệu minh họa trên mạng, sử dụng dữ liệu định lượng như bằng chứng trong những văn bản thuyết phục và đánh giá việc sử dụng số liệu thống kê qua các phương tiện truyền thông, kinh doanh và những báo cáo khác.
Công nghệ Thông tin và Liên lạc
Môn học chú trọng phát triển khả năng công nghệ thông tin và liên lạc của học sinh thông qua việc sử dụng những văn bản kỹ thuật số đa phương tiện. Học sinh dùng công nghệ kỹ thuật số khi truy cập, quản lí, sử dụng thông tin và khi tự mình viết một đoạn văn bản. Học sinh phát triển các kĩ năng khi đọc, xem và phản hồi những văn bản đa phương tiện, tạo nên những văn bản với chế độ và phương tiện khác nhau để luyện tập và củng cố kĩ năng tiếng Anh của mình. Khả năng giao tiếp của học sinh từ đó được nâng cao qua việc sử dụng các kĩ năng đọc viết bằng các thiết bị điện tử và phù hợp với bối cảnh, nhu cầu.
Tư duy Phản biện và Sáng tạo
Môn học đề cao sự phát triển tư duy phê phán và sáng tạo của học sinh. Học sinh phân tích và đánh giá các ý kiến và khía cạnh được trình bày trong các văn bản. Trong quá trình tư duy tạo lập văn bản, học sinh phát triển lập luận, sử dụng dẫn chứng và đưa ra những kết luận hợp tình hợp lý. Học sinh ứng dụng lối tư duy sáng tạo khi họ sử dụng vốn hiểu biết của mình về ngôn ngữ để phân tích mục đích, độc giả, bối cảnh và các tính năng ngôn ngữ của một loạt các văn bản. Họ khám phá ra những cách sử dụng ngôn ngữ để phân tích cá nhân, các nhóm lợi ích, xã hội hay văn hóa. Tư duy sáng tạo cho phép học sinh áp dụng những phương pháp giàu trí tưởng tượng để sáng tạo ra những văn bản của chính mình.
Năng lực Cá nhân và Xã hội
Học sinh nâng cao ý thức riêng của mình, nhận thức được vai trò và vị trí của mình trong cộng đồng qua sự phát triển của các kĩ năng ngôn ngữ. Họ phát triển khả năng cá nhân và xã hội bằng cách mở rộng các kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, cũng như kiến thức về ngôn ngữ không lời.
Môn học giúp học sinh hiểu về những trải nghiệm cá nhân, quan điểm và thách thức. Học sinh học cách bày tỏ ý kiến riêng của mình qua việc đọc hiểu một loạt các văn bản. Từ đó học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp cần thiết cho các cuộc hội thoại, nghiên cứu, trình bày, biểu hiện quan điểm và tranh luận, từ đó hình thành cái nhìn khách quan với quan điểm khác biệt.
Nhận thức về Đạo đức
Thông qua môn học, học sinh phát triển tư duy đạo đức của chính mình. Học sinh học cách công nhận và trân trọng sự khác biệt giữa bản thân mình với những người khác và học cách phát triển sự tôn trọng đối với sự khác biệt trong cách nhìn nhận thế giới. Qua việc đọc hiểu một loạt các văn bản, học sinh phát triển lối tư duy không định kiến với những quan điểm trái chiều. Ngoài ra, học sinh còn có cơ hội phát triển kỹ năng giao tiếp, nghiên cứu và thuyết trình để củng cố lập luận của chính mình.
Hiểu biết về các nền Văn Hóa khác nhau
Môn học khuyến khích học sinh tìm hiểu mối liên hệ giữa trải nghiệm của bản thân với kinh nghiệm sẵn có từ người khác. Thông qua việc nghiên cứu các văn bản từ những giai đoạn, những nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể tìm được mối liên hệ giữa chúng. Từ đó củng cố sự hiểu biết của bản thân về các khía cạnh ngôn ngữ, văn hóa, bản sắc, giá trị.
Mục tiêu học tập
Các mục tiêu học tập bao gồm kiến thức, kĩ năng và sự hiểu biết mà học sinh sẽ đạt được qua môn học
Sau khi hoàn thành môn học, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
- Phân tích mối quan hệ giữa mục đích, ngữ cảnh và đối tượng người đọc trong một loạt các văn bản2. Bao hàm và đánh giá các quan điểm cá nhân, xã hội và văn hóa được đưa ra trong các văn bản
- Phân tích và đánh giá các quan điểm cá nhân, xã hội và văn hóa trong văn bản
- Áp dụng kiến thức vào một loạt các văn bản nói, viết, đa phương thức một cách thuyết phục và hiệu quả
- Phân tích điểm giống và khác nhau khi so sánh các văn bản
- Sử dụng các kỹ năng giao tiếp rõ ràng và chính xác.
NỘI DUNG
“Tiếng Anh như một ngôn ngữ bổ sung” là một khóa học gồm 20 tín chỉ.
Khóa học này tập trung vào sự hình thành và phát triển khả năng sử dụng chiến lược trong giao tiếp, nhận thức, ngôn ngữ và phân tích văn bản cũng như sáng tạo văn bản.
Qua việc nghiên cứu các loại văn bản như nói, viết và đa phương thức, gồm cả văn bản thông tin và văn bản văn học, học sinh hình thành sự hiểu biết về cấu trúc văn bản và tính năng ngôn ngữ. Văn bản có thể bao gồm: một bài báo, một câu truyện ngắn, các file dạng âm thanh (podcast), một trích đoạn từ văn xuôi, hay một cảnh phim. Học sinh tìm hiểu mối liên kết giữa cấu trúc, tính năng và mục đích, độc giả và bối cảnh của văn bản. Các thông tin, quan điểm cá nhân, xã hội và văn hóa trong văn bản cũng được phân tích và nhận xét.
Học sinh hình thành sự tự tin trong việc sử dụng văn bản cho những mục đích khác nhau trong bối cảnh khác nhau. Học sinh mở rộng vốn hiểu biết về những khía cạnh văn hóa xã hội, thông qua việc nghiên cứu văn bản và ngôn ngữ.
Khóa học này tập trung vào những kĩ năng và chiến lược sau.
Các Kĩ Năng và Chiến Lược Giao Tiếp
- Hình thành các kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói thông qua thuyết trình một loạt các văn bản.
- Sử dụng chủ âm, cường độ, tốc độ và ngữ điệu phù hợp cho những hiệu ứng nhất định.
- Sử dụng một loạt những ngôn ngữ không lời để bổ sung và nâng cao ý nghĩa.
- Hiểu và sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
- Học cách sử dụng các kiến thức văn hóa, thành ngữ và tục ngữ.
- Hình thành các kĩ năng giao tiếp bằng văn bản cho những mục đích và độc giả khác nhau.
- Hình thành các kĩ năng kiểm soát ngữ pháp và vốn từ.
Các Kĩ Năng và Chiến Lược Đọc hiểu
- Nhận thức và nhận xét thông tin, ý kiến và ý tưởng trong một loạt các văn bản có độ khó tăng dần.
- Phân biệt giữa các sự kiện và ý kiến cũng như nhận xét chúng.
- So sánh và đối chiếu các mục đích khác nhau của văn bản.
- Suy nghĩ và đánh giá việc chọn lọc ngôn ngữ để tạo ảnh hưởng cho bài thuyết trình của bản thân.
- Tích hợp thông tin và ý tưởng từ các văn bản.
Các Kĩ Năng, Chiến Lược Phân Tích Ngôn Ngữ và Văn Bản
Học sinh phân tích và đánh giá các quan điểm cá nhân, xã hội và văn hóa trong văn bản như:
- Đánh giá cách các tính năng ngôn ngữ và quy ước được sử dụng để thuyết phục đối tượng.
- Đánh giá cách trình bày các quan điểm khác nhau về thông tin, ý tưởng và ý kiến.
- Cân nhắc cách các khái niệm như kiến thức hay cách thức được truyền đạt qua sự chọn lọc ngôn ngữ.
- Phân tích sự đa dạng của tiếng Anh và truyền đạt ý nghĩa trong những bối cảnh khác nhau.
- Xem xét cách sử dụng các cấu trúc văn bản và tính năng ngôn ngữ để đạt được những mục đích nhất định.
- Đánh giá sự liên quan của các dẫn chứng và giả thuyết trong văn bản.
- Suy nghĩ về các giá trị cá nhân và văn hóa, thái độ và tín ngưỡng.
Các Kĩ Năng và Chiến Lược Thiết Lập Văn Bản
Học sinh tìm hiểu thông tin, ý kiến và ý tưởng; sử dụng phương thức giao tiếp thuyết phục và hiệu quả. Từ đó tạo ra những văn bản phù hợp với những mục đích, khán giả và bối cảnh khác nhau như:
- Thiết lập một loạt các dạng văn bản, với nhiều phương thức khác nhau
- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh.
- Lựa chọn cách trình bày và ngữ pháp để được hiệu ứng thích hợp.
- Sử dụng những cụm từ cụ thể về văn hóa, thành ngữ và ý tưởng.
- Chọn lọc các tính năng ngôn ngữ và cấu trúc văn bản phù hợp với mục đích và độc giả.
- Sử dụng một loạt các nguồn nghiên cứu và các phương pháp tham khảo phù hợp.
- Lên kế hoạch, chỉnh sửa và chọn lọc các văn bản.
ĐÁNH GIÁ VÀ YÊU CẦU
Đánh giá
Đánh giá quá trình học ở trường (70%)
- Đánh giá 1: Nghiên cứu kĩ năng đọc viết học thuật (30%)
- Đánh giá 2: Phản hồi với văn bản (40%)
Đánh giá 3: Bài thi (30%)
Học sinh cung cấp bằng chứng cho quá trình học của mình thông qua 8 bài đánh giá, bao gồm phần đánh giá ngoài. Học sinh hoàn thành:
- Ba bài làm về kỹ năng đọc viết học thuật
- Bốn bài làm cho phần đáp ứng văn bản (ít nhất một bằng miệng và một bài viết).
- Một bài phân tích so sánh.
Các tiêu chuẩn đánh giá
Tiêu chuẩn đánh giá được dựa trên những yêu cầu học tập và được sử dụng bởi:
- Giáo viên để làm rõ cho học sinh kiến thức cần phải học.
- Giáo viên và người đánh giá để tạo cơ hội cho học sinh cung cấp bằng chứng việc học của mình ở mức độ cao nhất có thể.
Tiêu chuẩn đánh giá bao gồm những đặc tính cụ thể mà:
- Học sinh nên chứng minh trong việc học của mình
- Giáo viên và người đánh giá tìm bằng chứng rằng học sinh đã đáp ứng đủ yêu cầu về việc học.
Tiêu chuẩn đánh giá bao gồm:
- Giao tiếp
- Nhận thức
- Phân tích
- Ứng dụng
Toàn thể phần đánh giá phải cho học sinh cơ hội để chứng minh từng đặc tính cụ thể.
Giao tiếp
Bao gồm những đặc tính cụ thể như sau:
Giao Tiếp 1: Sự rành mạch và liên kết trong giao tiếp văn bản viết và nói, sử dụng vốn từ vựng phù hợp.
Giao Tiếp 2: Khả năng kiểm soát ngữ pháp.
Nhận thức
Bao gồm các đặc tính cụ thể như sau:
Nhận Thức 1: Sự nhận thức và đánh giá thông tin, ý tưởng, ý kiến trong văn bản.
Nhân Thức 2: Sự nhận thức các cách mà văn bản được thiết lập cho các mục đích, đối tượng giao tiếp và bối cảnh.
Phân tích
Bao gồm các đặc tính cụ thể như sau:
Phân Tích 1: Sự phân tích và đánh giá các quan điểm cá nhân, xã hội và văn hóa trong văn bản.
Phân Tích 2: Sự phân tích mối liên hệ giữa mục đích và các đặc tính ngôn ngữ của văn bản.
Ứng dụng
Bao gồm các đặc tính cụ thể như sau:
Ứng Dụng 1: Sự ứng dụng các đặc tính ngôn ngữ để thiết lập các văn bản dùng cho nhiều mục đích, đối tượng giao tiếp và bối cảnh khác nhau.
Ứng Dụng 2: Sự chọn lọc và sử dụng các bằng chứng từ các nguồn với trích dẫn phù hợp.
Đánh giá về Nghiên Cứu Kĩ Năng Đọc Viết Học Thuật (30%)
Học sinh hình thành và phát triển kĩ năng đọc viết học thuật thông qua việc sáng tạo các văn bản viết cũng như mở rộng các kĩ năng và chiến lược giao tiếp của mình.
Học sinh nghiên cứu một câu hỏi hay chủ đề và trình bày những phát hiện mang tính học thuật qua hai việc sau:
- Một văn bản báo cáo
- Tương tác bằng lời, ví dụ như một cuộc thảo luận hay hướng dẫn.
Khi nghiên cứu câu hỏi hay chủ đề, học sinh sử dụng các nguồn tham khảo khác nhau. Một trong số đó phải bao gồm một bài thuyết trình nghe và/hoặc đa phương thức về một khía cạnh của câu hỏi hay chủ đề được nghiên cứu.
Khi trình bày kết quả của mình, học sinh phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp với một bối cảnh học thuật.
Báo cáo dạng văn bản
Báo cáo dạng văn bản bao gồm kết quả nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu nên tối đa khoảng 1500 từ. Báo cáo dạng văn bản phải được cấu trúc với một mở bài về câu hỏi hay chủ đề. Thân bài của bản báo cáo phải được sắp xếp dưới những tiêu đề chính và phụ. Những yếu tố như có tính trừu tượng, dữ liệu phân tích, tài liệu tham khảo hay phương pháp nghiên cứu có thể được thêm vào như một phần của báo cáo, với điều kiện chúng nằm trong yêu cầu. Phần kết bài nên tóm tắt lại nghiên cứu, đánh giá thông tin và/hoặc kiến nghị. Bản báo cáo phải gồm có trích dẫn tới các nguồn và sử dụng tài liệu tham khảo phù hợp.
Tương tác bằng lời
- Trình bày ngắn gọn những kết quả tìm kiếm hoặc một khía cạnh trong nghiên cứu của mình.
- Trả lời các câu hỏi được đặt ra bởi thành viên nhóm khác và/hoặc dẫn dắt cuộc tranh luận trong một nhóm
Sự tương tác bằng lời tập trung vào việc sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, học sinh có thể dùng công nghệ để hỗ trợ. Thời gian cho tương tác tối đa là 10 phút.
Học sinh cung cấp bằng chứng cho việc học của mình liên quan đến những tiêu chuẩn đánh giá sau:
- Giao tiếp
- Nhận thức
- Ứng dụng
Đánh Giá về Đáp ứng Văn bản (40%)
Sự đáp ứng văn bản tập trung vào phát triển các kĩ năng nhận thức, ngôn ngữ và chiến lược phân tích văn bản.
Trong việc hình thành và phát triển kĩ năng nhận thức, học sinh đánh giá các sự kiện và ý kiến trong văn bản. Từ đó giải thích các quan điểm cá nhân, xã hội và văn hóa được phản ánh trong văn bản.
Trong việc phát triển ngôn ngữ và chiến thuật phân tích văn bản, học sinh phân tích hiệu ứng và các đặc tính ngôn ngữ tác động đến đối tượng giao tiếp
Học sinh hoàn thiện ít nhất một văn bản và phải được trình bày dưới dạng lời và hai dạng văn bản. Nội dung bao gồm:
- Một đáp án đối với một hoặc nhiều văn bản tập trung vào một chủ đề hay vấn đề.
- Một đáp án sáng tạo đối với một hoặc nhiều văn bản.
- Một bài phân tích về một văn bản (ví dụ: thơ, truyện ngắn, trailer phim).
Học sinh cũng hoàn thiện một bài viết tự do. Bài viết nên có tối đa 3000 từ hoặc tương đương.
Với dạng đánh giá này, học sinh cung cấp bằng chứng cho việc học của mình chủ yếu liên quan đến những tiêu chuẩn thiết kế đánh giá sau:
- Giao tiếp
- Nhận thức
- Phân tích
Bài thi (30%)
Học sinh hoàn thành một bài kiểm tra dài 2 tiếng rưỡi được chia thành hai phần:
- Phần 1: Đọc hiểu văn bản đa phương thức
- Phần 2: Viết giấy
Phần 1: Đọc hiểu văn bản đa phương thức
Phần này kéo dài khoảng 1 tiếng, được chia thành hai phần (Phần A là 20 phút và phần B là 40 phút). Trong mỗi phần học sinh phải đáp ứng các yêu cầu trong các văn bản về âm thanh và/hoặc văn bản trực quan. Văn bản có thể được trích ra từ một loạt các dạng văn bản bằng lời hay trực quan như các cuộc tranh luận, phỏng vấn, truyền hình, file dạng âm thanh, bài giảng hay quảng cáo.
Phần A
Văn bản cho phần A được trình bày hai lần. Học sinh có thể ghi chú trong phần thuyết trình. Giữa phần thuyết trình thứ nhất và thứ hai có một đoạn tạm dừng và trong lúc đấy học sinh có thể ghi chú. Sau phần thuyết trình thứ hai học sinh được cho 10 phút để hoàn thiện câu trả lời của mình.
Trong việc trả lời các câu hỏi, học sinh có thể được yêu cầu:
- Ghi chép một bài giảng.
- Tạo ra những câu hỏi dựa trên văn bản.
- Điền thông tin trong một bảng, biểu đồ hay sơ đồ.
- Đáp ứng những chỉ dẫn trong một hoặc nhiều văn bản.
- Cung cấp một đoạn sơ lược về văn bản.
Phần B
Học sinh phân tích một văn bản hoặc nhiều hơn. Văn bản có thể có một phần liên quan đến âm thanh (ví dụ: trích đoạn từ một đài phát thanh, ghi âm của một cuộc phỏng vấn, quảng cáo âm thanh) hay một phần liên quan đến âm thanh và trực quan (ví dụ: trailer phim, phỏng vấn truyền hình, một bài giảng được ghi hình lại, YouTube). Học sinh chứng minh sự hiểu biết và phân tích các ngôn ngữ được dùng, ví dụ như để thuyết phục đối tượng giao tiếp.
Văn bản được trình bày hai lần. Học sinh có thể ghi chú trong phần thuyết trình. Giữa phần thuyết trình thứ nhất và thứ hai có một đoạn tạm dừng và trong lúc đấy học sinh có thể ghi chú. Sau phần thuyết trình thứ hai học sinh được cho thời gian để hoàn thiện các câu trả lời của mình.
Học sinh có thể được yêu cầu:
- Phân tích các văn bản.
- Đánh giá các văn bản đạt.
- Cân nhắc các phương pháp
- Tập trung vào ngôn ngữ, mục đích, đối tượng giao tiếp hay bối cảnh.
Phần 2: Viết Giấy
Học sinh được yêu cầu đọc và thông dịch các văn bản liên quan. Những văn bản được trình bày có thể bao gồm thông tin, ý kiến và mô tả về các kinh nghiệm. Các văn bản có thể bao gồm thông tin về dạng của các biểu đồ, sơ đồ hay hình ảnh.
Học sinh sử dụng thông tin và ý kiến trong văn bản để tạo ra một bài viết nâng cao. Phần này kéo dài khoảng 1 tiếng rưỡi.
Với dạng đánh giá này, học sinh cung cấp bằng chứng cho việc học liên quan đến tiêu chuẩn thiết kế đánh giá sau:
- Giao tiếp
- Nhận thức
- Phân tích
CÁCH CHẤM ĐIỂM
Có 5 mức điểm từ A đến E (A là cao nhất).
Trong quá trình học, giáo viên theo dõi và phản hồi về thành tích học của các em, liên hệ với các mức điểm trên.
Sau khi hoàn thành khoá học, giáo viên sẽ đưa ra đánh giá của trường về học sinh dựa trên:
Tham khảo cách chấm điểm theo quy định
Đưa ra 1 mức điểm từ A+ đến E-
Sau đó điểm đánh giá này sẽ kết hợp với điểm thi theo tỉ lệ 70/30 để tính điểm của khoá học, cũng từ A+ đến E-
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
Uỷ ban SACE Board đưa ra những nguyên tắc và quy trình đánh giá mà giáo viên phải tuân theo để đảm bảo sự công bằng, chính xác cho tất cả học sinh các nước khi học chương trình này. Có thể tham khảo những nguyên tắc này trên trang web của SACE (www.sace.sa.edu.au)
Uỷ ban SACE Board sử dụng hàng loạt các quy trình đảm bảo chất lượng, kết hợp với các tiêu chuẩn đánh giá của nhà trường để đảm bảo sự công bằng đối với tiêu chuẩn đánh giá của một khóa học. Từ đó áp dụng nhất quán và công bằng đối với tất cả các thành tích của học sinh.
Thông tin và hướng dẫn về đảm bảo chất lượng trong đánh giá ở Giai đoạn 2 đều có trên trang web của SACE (www.sace.sa.edu.au).
HỖ TRỢ CHO MÔN HỌC.
Tài liệu hỗ trợ trên mạng cho mỗi khóa học được cung cấp và được cập nhập thường xuyên trên trang web của SACE (www.sace.sa.edu.au).